Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

60 năm thành lập huyện Duyên Hải

  60 NĂM THÀNH LẬP
HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH
(7/1951 – 7/2011)

Bước vào năm Tân Mão 2011, huyện Duyên hải, tỉnh Trà Vinh tròn đúng 60 năm ngày thành lập (Tháng 7/1951 – 7/2011). Đến nay, huyện này được xem là đơn vị hành chính cấp huyện trẻ nhất tỉnh Trà Vinh. Mời các bạn cùng Trần Điền Trà Vinh Blog  nhìn lại chặng đường 60 năm thành lập, soi sáng thêm niềm tự hào về mãnh đất mà mình đang gắn bó cuộc đời để  xây đấp ước mơ.
Qua nghiên cứu và biên khảo từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước cho chúng ta thấy, bàn chân khai phá của cộng đồng dân cư người Việt trên đất Nam bộ, trong đó có cộng đồng cư dân huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh ngày nay đã có mặt trên vùng đất này từ trước năm 1757 khi vùng đất nay ta gọi là tỉnh Trà Vinh còn thuộc “ Hoàng triều cương thổ” – Tức là vùng đất biên cương, thuộc sự quản lý của triều đại đương thời.
Tuy nhiên, theo các tài liệu khá phong phú mà chúng tôi có được thì mãi đến ngày 1 tháng 1 năm 1900, tỉnh Trà Vinh mới có tên trên bản đồ của vùng đất Nam bộ thuộc Pháp bằng nghị định ngày 20/12/1899 của toàn quyền đông dương Paul Doumer. Theo nghị định này, thì bộ máy hành chính thuộc Pháp tỉnh Trà Vinh  được thành lập ngày 1/1/ 1900. Đến năm 1917 tỉnh này có 5 quận gồm: quận Châu Thành, quận Bắc Trang, quận Bàng Đa, quận Càng Long và quận Ô Lắc. Địa phận các xã  thuộc huyện Duyên Hải ngày nay ( trừ xã Long Vĩnh lúc đó thuộc quận Bắc Trang) đều thuộc quận Ô Lắc có 10 làng gồm Hòa Thạnh, Hội Hữu, Long Khánh, Long Phước, Phú Long, Phước Lộc, Thạnh Hòa, Thanh Phước, Trường Lộc, Long Hữu với tổng số dân có 6.558 người làm ăn sinh sống
Ngày 1.1.1928 Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định phân chia lại địa giới hành chính tỉnh Trà Vinh. Theo nghị định này, từ tháng 8/1928 quận Ô Lắc được đổi tên là quận Cầu Ngang gồm có 17 làng (một làng tương ứng như một cấp xã ngày nay). Quận lỵ Cầu Ngang được dời từ Ô Lắc về làng Minh Thuận. Địa phận các xã  thuộc huyện Duyên Hải ngày nay ( trừ xã Long Vĩnh lúc đó vẫn thuộc quận Bắc Trang) đều thuộc quận Cầu Ngang với từ 10 làng trước đây được nhập lại còn 6 làng như: Hiệp Thành, Hữu Hòa, Long Hữu, Long Khánh, Long Lộc và Trường Lộc.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam tuyên bố độc lập. Chính quyền cách mạng được thành lập trên phạm vi cả nước. Hiến pháp đầu tiên được ban hành năm 1946. Ngày 25/3/1948, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 148/SL đổi tên bộ máy hành chính từ quận thành huyện, từ làng xã. Từ đó, cấp hành chính quận và làng trên cả nước cũng được đổi thành huyện và xã. Sáu làng của quận Cầu Ngang trên địa phận huyện Duyên Hải ngày nay được nhập lại còn 4 xã và đổi tên lại như sau: xã Long Hữu, xã Long Toàn, xã Trường Long Hòa và xã Dân Thành. (Xã Dân Thành do Ủy Ban kháng chiến hành chính tỉnh Trà Vinh mới thành lập đầu năm 1948 trên cơ sở tách ra từ xã Trường Long Hòa. Đến năm 1949,  xã Trường Long Hòa và xã Dân Thành được nhập lại thành xã Trường Long Hòa)
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam bộ bước vào thời kỳ quyết liệt. Pháp chiếm đóng toàn Nam bộ. Ngày 27/6/1951, Ủy Ban hành chính kháng chiến Nam bộ ban hành nghị định số 147/NB - 51 thành lập tỉnh Vĩnh Trà trên cơ sở họp nhất hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 17/7/1951, Ủy Ban hành chính kháng chiến Nam bộ tiếp tục ban hành nghị định số 197/NB – 51 điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Trà. Theo nghị định này, thành lập huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Vĩnh Trà trên cơ sở các xã Hiệp Thạnh,  Long Toàn, Long Hữu, Trường Long Hòa, Dân Thành. (trên cơ sở xã Dân Thành củ) tách ra từ huyện Cầu Ngang và xã Long Vĩnh được tách ra từ huyện Trà Cú (tên mới của quận Bắc Trang được Thống đốc Nam kỳ có nghị định đổi tên từ tháng 11/1940). Như vậy, ngày 17/7/1951 được xem là ngày khai sinh đơn vị hành chính Huyện Duyên Hải , tỉnh Vĩnh Trà . Ông Phạm Huy Luông được lảnh đạo Ban chấp hành Khu ủy Tây Nam bộ chỉ định là người đứng đầu lảnh đạo huyện Duyên Hải với chức danh Bí Thư Huyện ủy. Địa giới hành chính huyện Duyên Hải lúc bấy giờ được Lịch sử Đảng bộ huyện Duyên Hải phát hành năm 2000 mô tả bằng bốn câu thơ mộc mạc như sau:
Hình dáng quê tôi như con tàu
Căng buồm lộng gió dưới trời cao
Khoan thai cởi sóng – Chào biển cả
Dào dạt trong lòng những khát khao!
                 (Thơ Trần Điền)
Với cả niềm khát khao tự do của người dân nô lệ, huyện Duyên Hải được thành lập với nhiệm vụ vẻ vang là xây dựng  căn cứ  cho Đảng bộ tỉnh Vĩnh Trà bám trụ lảnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân trong tỉnh. Do đó, sau khi có hiệp định Genève tháng 7/1954 khôi phục  hoà bình  bãi bỏ quyền cai trị của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương thì nghị định số 147/NB – 51 ngày 27/6/1951, của Ủy Ban hành chính kháng chiến Nam bộ ban hành  thành lập tỉnh Vĩnh Trà  và nghị định số 197/NB – 51 ngày 17/7/1951, Ủy Ban hành chính kháng chiến Nam bộ, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Trà, thành lập huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Vĩnh Trà  cũng tự nhiên hết hiệu lực mà không theo một văn bản hành chính nào. Tỉnh Vĩnh Trà  tự tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Huyên Duyên Hải được nhập lại với huyện Cầu Ngang.
Ngày 22/10/1956, Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ký ban hành sắc lệnh số 143/NV ấn định lại các tỉnh Nam phần Việt Nam. Từ sắc lệnh này, ngày 3/1/1957, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng Hòa ban hành nghị định số 03-NĐ/HC/NĐ phân định bộ máy hành chính tỉnh Trà Vinh. Theo nghị định này, bộ máy hành chính của ngụy quyền Sài Gòn ở tỉnh Trà Vinh lúc này có thêm quận Long Toàn gồm các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn, Long Vĩnh và Trường Long Hòa (bản đồ bao gồm xã Dân Thành do Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Trường Long Hòa). Trụ sở quận lỵ Long Toàn đặt tại xã Long Toàn theo nghị định số 39/BNV/HC của Bộ nội vụ chính quyền Sài Gòn. Sau đó, quận Long Toàn được thành lập thêm xã Long Khánh trên cơ sở tách ra từ xã Long Toàn. Long Toàn là một trong số 9 quận trong bộ máy chính quyền Sài Gòn tại tỉnh Trà Vinh lúc bấy giờ, có địa giới hành chính giống như địa giới hành chính huyện Duyên Hải trước đây.
Tháng 2/1962, Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định tái lập huyện Duyên Hải có địa giới hành chính trùng với quận Long Toàn của chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Nhưng sau đó tách xã Long Hữu đưa về huyện Cầu Ngang. Tái lập huyện Duyên hải, Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ định người đứng đầu Ban lảnh đạo huyện Duyên Hải là ông  Mai Hữu Phước tức Năm Phương với chức danh Bí thư Huyện ủy
Sau chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đến năm 1969, huyện Duyên Hải được Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ đạo nhập lại với huyện Cầu Ngang.
Tháng 10/1971, Tỉnh Ủy Trà Vinh quyết định tái lập hai huyện Tiểu Cần và Duyên Hải. Theo quyết định này, Tỉnh ủy Trà Vinh bổ nhiệm người đứng đầu Ban lảnh đạo huyện Duyên Hải là ông Trương Văn Ngà, tức Hai Lá với chức danh Bí Thư Huyện ủy.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Tháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam  Việt Nam ban hành nghị định họp nhất hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Trà. Đến ngày 27/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI đã ra nghị quyết đổi tên tỉnh Vĩnh Trà thành tỉnh Cửu Long.
Ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ban hành nghị quyết số 59/CP, sáp nhập huyện Duyên hải về với huyện Cầu Ngang thuộc đơn vị hành chính tỉnh Cửu Long
Ngày 29/9/1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tố Hữu ban hành nghị định số 98-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số huyện thuộc tỉnh Cửu Long, trong đó có việc chia huyện Cầu Ngang thành 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải. Theo đó, tái lập huyện Duyên Hải trên cơ sở tách ra từ huyện Cầu Ngang, tỉnh Cửu Long có 8 xã gồm Long Toàn, Long Hữu, Long Khánh, Dân Thành, Trường Long Hoà, Ngũ Lạc, Long Vĩnh, Hiệp Thạnh. Huyện Duyên Hải lúc này vẫn thuộc đơn vị hành chính tỉnh Cửu Long. Tỉnh uỷ Cửu Long quyết định bổ nhiệm Ông Đào Minh Huấn làm Bí Thư Huyện uỷ Duyên Hải. Ngày 27/3/1985, Hyện Duyên Hải lập thêm xã Đông Hải từ phần đất của xã Dân Thành.
Ngày 26/12/1991, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII đã ra nghị quyết tái lập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cửu Long. Từ đó, huyện Duyên Hải đã trở thành 1 trong 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Trà Vinh. Ngày 10/7/1995, huyện Duyên Hải thành lập thêm thị trấn Duyên Hải trên cơ sở tách ra từ xã Long Toàn.
Trải qua chặng đường 60 năm (Tháng 7/1951 – 7/2011) với 8 lần tách – nhập gắn liền với 8 dấu ấn đặc biệt của lịch sử,  huyện Duyên hải lần lượt thuộc tỉnh Vĩnh Trà, tỉnh Cửu Long rổi tỉnh Trà Vinh đã hoàn thành vẻ vang trách nhiệm vinh quang lịch sử đã giao phó.
Hiện nay Duyên hải là một  huyện  ở phía đông nam của tỉnh  Trà Vinh   có diện tích tự nhiên 382,3 km². Dân số gần 90.000 người gồm hai dân tộc chính: Kinh, Khơ Me. Huyện có 10 xã – thị trấn gồm: Xã Long Toàn, Long Hữu, Long Khánh, Dân Thành, Trường Long Hoà, Ngũ Lạc, Long Vĩnh, Đông Hải, Hiệp Thạnh, Thị trấn Duyên Hải.
Bước vào năm Tân Mão 2011 – Bước vào mùa Xuân thứ sáu mươi tràn đầy bao khát vọng, huyện Duyên Hải có quyền tự hào với vần thơ của một tác giả cùng thời, lạc quan viết về huyện Duyên Hải vào thời điểm hơn một phần tư thế kỷ trước như sau:
Cửu Long sắp xếp chọn chúng tôi
Liệt oanh người lính đứng cuối trời
Thề cùng non nước – Thề cùng Đảng
Duyên Hải đây rồi sẻ đẹp tươi !
              (Trích thơ: Trần Điền)

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Cứu giúp chị Vỏ Thị Bảy qua căn bệnh tim hiểm nghèo để chị sống nuôi con

Chị Vỏ Thị Bảy trên giường bệnh tại gia đình và 2 con nhỏ dại
Chị Vỏ Thị Bảy (1978) thuộc diện có sổ hộ nghèo ở ấp Phước Bình, xã Long Toàn, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đang bị bệnh tim rất nặng. Hơn hai năm nay, chồng chị là anh Kiều Văn Đủ đã 4 lần đưa vợ đi điều trị tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh. Lần khám bệnh  nào bác sỉ Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh cũng lo lắng yêu cầu gia đình kiếm tiền mổ tim cho chị với chi phí lên đến hơn 3.860 USD. Không thể lo nổi khoảng viện phí quá lớn lao này, anh Kiều Văn Đủ đành đưa vợ về nhà điều trị với lời dặn của bác sỉ là không được ngưng uống thuốc. Do không được điều trị kịp thời nên hiện nay sức khoẻ chị Vỏ Thị Bảy suy kiệt trầm trọng. Cơ thể chị Bảy gầy nhom, hơi thở yếu đuối nặng nhọc, da mét xanh, môi thâm đen, đi lại chỉ lẩn quẩn trong nhà nhưng cũng rất khó khăn.
Gia đình hai bên nội ngoại đều nghèo, hiện nay anh Kiều Văn Đủ không còn khả năng tài chính đưa vợ lên Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh tái khám để nhận đợt thuốc tiếp theo cho vợ uống  theo phiếu hẹn của bác sỉ.
Hai đứa con của chị Bảy là cháu Kiều Minh Tâm (9 tuổi) và cháu Kiều Thị Thu Nguyệt (4 tuổi) còn quá nhỏ để hiểu những gì có thể xảy ra nếu như mẹ nó không được chửa trị bệnh kịp thời.
Những dòng tin ngắn ngủi này xin được gởi đến  các nhà hảo tâm xa gần hảy dang tay giúp đở  chị Vỏ Thị Bảy có điều kiện điều trị vượt qua căn bệnh tim hiểm nghèo này để chị được sống nuôi con.
Địa chỉ liên lạc: Anh Kiều Văn Đủ ( chồng Chị Bảy) hoặc liên hệ anh Út Chỉnh – Trưởng Ban nhân dân ấp Phước Bình, xã Long Toàn, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Và kèm theo ngàn lời tri ân.

Sáng nay 08/3/2011, anh Kiều Văn Đủ chồng chị Võ Thị Bảy cho hay:  BHYT và Hội BTBNN tỉnh Trà Vinh đã nhận giúp đở viện phí mổ tim cho chị Võ Thị Bảy. Chị Võ Thị Bảy đã nhập viện mổ tim tại Bệnh viện Chợ Rẫy Tp HCM vào  sáng nay ngày 8/3/2011.

Cũng trong tuần này, Chương trình Địa chỉ Nhân đạo - Đài PT - TH Trà Vinh tham gia vận động các nhà hảo tâm và bá tánh giúp chị Võ Thị Bảy hơn 21 triệu đồng  làmn  lộ phí nhập viện . Cầu chúc mọi điều tốt lành đến với chị Võ Thị Bảy trong ca phẩu thuật đặc biệt này.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Cựu học sinh Trường Tiểu học Long Toàn niên khóa 1959 - 1963 họp mặt đón tân niên Xuân Tân Mão 2011

 










Cựu học sinh Trường Tiểu học Long Toàn niên khoá 1959 - 1963
Tại thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, Cựu học sinh Trương Tiểu học Long Toàn niên khoá 1959 - 1963 vừa họp mặt mừng tân niên xuân Tân Mão 2011. Trong số cựu học sinh này hiện nay có người sinh sống ở trong nước, có người  định cư ở nước ngoài. Trong số họ có người là nông dân, có người là doanh nhân, có người là yếu nhân ,có người là nhà báo. Họ rất sôi nổi và hào hứng khi khi được gặp lại bạn học năm xưa và thầy giáo củ. (Trần Điền)
Như đôi giày của bé (ảnh Trần Điền)











bến mong

Viết thư cho em anh hẹn về
Trông hoài không thấy, em buồn ghê 
Ngở anh quên mất lời hẹn cũ 
Trong lúc bờ môi mình chung kề

Mãi đến hôm nay mới được thơ
Anh chưa về được, em chớ chờ
Biết rằng anh bận nơi xa ấy
Em vẫn trông hoài, cả lúc mơ 

Yên lòng anh nhé tận chốn xa
Thủy chung em đợi ở quê nhà 
Chớ để mềm lòng người lính trẻ
Vì nỗi nhớ nhung của tình ta 

Núi rừng biên giới điệp trùng xa
Anh luôn thức trọn những canh gà
Ngăn không cho lũ ngông cuồng chiến
Toan dẫm lên mình Tổ quốc ta 

Dào dạt tình quê thắm duyên nồng
Thời gian soi sáng tấm lòng trong
Đường đời vương vấn nhiều lối rẽ
Nhưng thuyền em có bến bờ mong 

Anh nhé, ái tình có bão giông
Thuyền em luôn nhớ bến trong lòng
Nếu như phận gái và bến nước 
Em đây sẽ chọn bến nào trong ! 
(Trích thơ Trần Điền - 1984)