Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

CHÀO NĂM MỚI

               Chào 2011 

     Hai không mười một (2011) đến rồi
     Tặng ta thêm một tuổi đời mộng mơ !
     Và bao vọng ước đang chờ
     Buồm Xuân căng gió, bao giờ lướt mây ?

    Chủ nhân BLog

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

         Cá về xóm lưới

                        (Tặng bà con ấp Động Cao
                xã Đông Hải - Duyên Hải - Trà Vinh) 
 

          Gió biển thổi lao xao
          Bầu trời lồng lộng cao
          Thuỷ triều dâng tràn bãi
          Bờ sông vang tiếng máy
          Thuyền cặp bến rộn ràng
          Anh vội, vác đòn, khiêng!
          Em nhanh bước chân, khiêng!
          Tiếng gọi nhau huyên thiên
          Đèn dầu chông dày xóm
          Như một phiên chợ nhóm
          Tôm cá chật sân phơi
          Động Cao, Hồ Tàu ơi
          Có nơi nào hơn thế!

          Dân Thành, 09/1982 
                    Trần Điền

 

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

                    Nhớ Cà Mau


     Chiều xuống biển, sóng giăng mờ Hòn Chuối
     Lòng nôn nao khi tàu vội buông neo
     Tiễn hoàng hôn, biển vui hát rì rào
     Nhớ em gái hôm nào trên đất Mũi!

     Bàn tay nhỏ, em nhẹ lùa tóc rối
     Ghe chồng chành, tôi khẽ hỏi làm quen
     - Em về đâu khi phố biển lên đèn?
     - Mà phía trước chưa có bờ bến đợi ?

     Vừa chợt hỏi, chợt thấy mình có lỗi
     Biết về đâu khi đến đợi không còn!
     Em ra đời cũng trên chiếc thuyền con
     Theo dòng nước, sống nay đây mai đó !

     Sông Cà Mau, gia đình em gắn bó
     Tảo tần trôi theo con nước lớn ròng !
     Trái đất này quả thật rộng mênh mông
     Nhưng con người không dễ tìm chốn ở !

     Quê em đó, dòng sông là xứ sở !
     Biết tìm đâu khi trở lại chốn này !
     Mai xa rồi, cho tôi gởi lại đây
     Một nổi nhớ ! Cà Mau ơi ! Tạm biệt !

     (26/04/2002 - Trần Điền)

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

THƠ TRẦN ĐIỀN


CHÀO BIỂN CẢ

    1.Chào Biển Cả

     Hình dáng quê tôi như con tàu
     Căng buồm lộng gió dưới trời cao
     Khoai thai cởi sóng- Chào biển cả
     Dào dạt trong lòng những khát khao
     Từ thuở ngàn xưa, mãnh đất này
     Hoá làng biển cả để lại đây
     Cho nay ta gọi là Duyên Hải
     Bạc ngàn sóng biếc, ôm rừng cây
     Bao la lòng biển rộng vô cùng
     Mà đời người mãi sống còng lưng
     Bấp bênh chìm nổi theo con nước
     Chưa hiểu vì sao phải gian truân?
     Những lớp người qua, đến hôm nay
     Quanh quẩn chiều hôm lối nhỏ này
     Xót xa câu hát ...” Nhìn cây cải...”
     Cam phận rau răm dưới trần ai!
     Mãi đến bây giờ, đổi đời ta
     Biển dâng con sóng, gọi muôn nhà
     Biển ơi, mãi trọn lòng chung thủy
     Biển sáng tương lai giữa lòng ta
     Câu hát thuở xưa hết ngậm ngùi
     Nay ta làm chủ cả biển khơi
     Xây thêm cao đẹp những công trình mới
     Thoả dạ tiền nhân, thế hệ sau
     Chập chùng sóng biếc giữa trùng khơi
     Câu hát đâu đây vẵng ru hời
     “ Gió đưa cây cải về trời”
     Con tôm ở lại xoá đời đắng cay!

     1984

 
2. Nơi ấy Quê Mình

- Này anh nhé!

- Cho được gọi quê em là Duyên Hải !

Nơi lâu rồi, em nghe anh nói:

Có muỗi nhiều, nước mặn với rừng sâu

Và người mẹ kính yêu xưa, mưa nắng dãi dầu

Dạy con khoét hầm sâu đo lòng chung thủy
!
Nuôi chí lớn bao lớp người đứng dậy

Dựng biển khơi thành chiến luỹ anh hùng

Mỗi độ Đông tàn, mang biển cả vào Xuân...

Đang rộn bước những đoàn quân vào trận mới

Đạp đầu sóng, tiếp bước những anh hùng đi tới !

Bắt gian nan đáp đền bằng của cải

Vui đón bước chân người, rừng, biển trổi khúc ca

Mỗi giọt mồ hôi rơi thấm mặn mà

Thành nhựa sống trên từng hạt cát

Và gởi cả tình em vào câu hát ...

Thuở ...lâu rồi, anh nhắc, lúc mình quen

Em có biết chăng, chốn rừng sâu Duyên Hải !

Bờ Ba Động bãi bồi ra xa mãi
 
Gọi xóm làng lấn biển đón bình minh
Trả ơn người đất mặn, lúa trĩu bông (?)

Tàu cá nặng khoang, biển xanh rền tiếng máy

Nắng tháng ba đốt cháy da con gái

Muối Cồn Cù vẫn trắng mãi với thời gian

Lòng biển - lòng dân- Duyên Hải đẹp vô vàn

Trong gian khó vẫn chói chan niềm hy vọng

Như nhiệt huyết tuổi xuân trong tim sôi bổng

Đảng chỉ lối nhìn: - Trải rộng thảm dừa xanh (?!)

Chìa khoá biển khơi, Đảng trao cho mỗi chúng ta cầm
!
Cứ vững bước - Dù phải vượt nhiều thử thách

Có lâu đài nào không xây từ mặt đất

Có hạnh phúc nào không chắt chiu bằng khó nhọc

Ta tin mình như tin ở thời gian

Lòng biển bao la như lòng của mẹ hiền

Từng con sóng vỗ lòng ta náo nức

- Về Duyên Hải- chúng ta cùng chung bước

- Nơi ấy quê mình !

Niềm ao ước trong em !

Tháng 12/1988

3. Giấc Ngủ Con Thơ
(Tặng con thương yêu)

Trên võng nhỏ

Gió ru nhẹ

Con tôi thanh thản ngủ

Hơi thở mềm, hương sữa thoảng thơm

Đôi môi xinh bên vú mẹ căng tròn

Theo nắng ấm hương xuân tràn khung cửa


Con ra đời bình minh vừa hé mở

Vai áo cha chưa sạch bụi chiến trường

Khắp non sông đoàn tụ dệt tình thương

Trống trường giục, gọi trẻ vang thôn xóm


Gió phảng phất mang theo hương lúa sớm

Chan giọng ru cho con ngủ êm đềm

Không còn giật mình trong tiếng nổ của bom đạn

Môi mấp máy, đón nụ hôn của mẹ


Môi mấp máy như búp hoa vừa hé

Giữa trời xuân tràn ngập ánh nắng xuân

Con nghe không khắp quê hương trổi dậy tưng bừng

Xây nhịp khúc hiển vinh cho con trẻ


Hơi thở ấm của con hoà nhịp tim của mẹ

Cùng bước chân cha trở lại chiến trường xưa

Vun đắp cho con nguồn hạnh phúc vô bờ

Để đời con nghe thấy tiếng ca và hoa nở


Cuộc đời con là niềm tin xứ sở

Là nụ xuân nở giữa cõi trời xuân

Là tiếng chim hót ngọn cây, quả ngọt chín đầu cành

Là hạt giống nối chồi xanh đất mẹ


Võng kẻo kẹt, hãy ngủ ngon con nhé

Súng biên thuỳ gọi tiếp bước chân cha

Đi giữ cho con dòng sữa ngọt trắng ngà

Và giấc ngủ êm đềm trong tiếng võng đưa kẻo kẹt


Mai con lớn nối tiếp dòng điện sáng

Lái máy cày cho đồng lúa nặng trĩu bông

Tận tụy ngày đêm bên những bệnh nhân

Hay tung cánh én bạc giữ trời xanh Tổ quốc


Tương lai con mùa xuân đang mở rộng

Hơi thở con hương xuân ấm chan hoà

Từ mùa xuân này chấp cánh cho con bay
khắp trời cao biển rộng
Nghe cuộc đời vang rộn vạn khúc ca.


Tháng 12/1 979


4. Viếng mộ ba

(Kính tặng mẹ kính yêu)

Trên mãnh đất này
Năm sáu mươi, Ba ngả xuống
Sau tiếng thét xé lòng:
- Tìm “Diệt Cộng” à!
- Sao bắn giết nhau chi ?
Cửa nhuộm máu Ba
Và, bọn lính làng ngang dọc, bước
Xóm nhỏ lạnh lùng, cô quạnh dõi người đi!
Từ đó thay Ba- Mẹ tảo tần khuya sớm
Đòn gánh chai vai
Đường cát gót mẹ mòn
Hạt gạo củ khoai tiện tằn dành dụm
Đùm bọc con thơ mẹ dầu dải lo tròn
Dù phải dầm mình trong bảo đạn, mưa bom
Rồi một đêm tối trời, mưa lạnh
Tiển con lên đường
Mẹ cầm tay thì thầm căn dặn
- Hãy vững lòng rửa hận nghe con!
Đêm tối mịt mù, mắt mẹ vẫn lộng bóng cờ son
Trong gian khổ, bàn chân con luôn mạnh bước
Dẫm đầu thù xông lên phía trước
Chiến thắng con về
Đất nước rợp cờ hoa
Ôm chầm con, mẹ sung sướng khóc nhoà
Thời gian động, thành sương pha tóc mẹ
Cây vú sữa đâm chồi khoe sắc lá
Rắc bông vàng trên nấm mộ Ba
Cành mai rung rinh trong ánh nắng chan hoà
Mừng Nam- Bắc hát bài ca thống nhất
Súng biên giới gọi con phía trước
Lại xa mẹ
Khoác áo lính lên đường, tiếp bước hành quân
Cho Ba thoả lòng yên nghỉ nghìn năm.

Tháng 11/1982


5. Chiều Xuân Long Hữu

Tôi về Long Hữu ngày gần Tết

Gió chướng đùa cuồn cuộn cát bủn bay

Hương khói rơm thoang thoảng toả cuối ngày

Quyện nón trắng- Đồng xa ai tỉa hạt

 

Chen gốc rạ, dưa đâm chồi xanh ngát
Nối mùa vui dào dạt đón xuân về

Tôi ngắm nhìn con đường cát mãi mê

Hàng tre xanh cúi chào cô giáo bước


Lòng bồi hồi... cũng đường này, ngày trước

Mỗi bờ tre họng súng giặc chực rình

Đêm qua làng mấy đứa đã hy sinh

Chen lưới đạn, dìu nhau về căn cứ


Nén căm giận giữa lòng dân Long Hữu

Để cho ngày vùng dậy sức mạnh thêm

Cuốn đồn thù, mẹ tiễn, lệ rưng rưng

Kể từ ấy, tôi xa làng quê nhỏ...


Tiếng còi xe thúc vang tôi chợt nhớ

Vừa nhận xong chuyến lúa thuế sau cùng

Nghĩa vụ mùa này Long Hữu đã làm xong

Nhanh như thuở tiến công vào đồn giặc


Mỗi hạt lúa mang nghĩa tình sâu đậm

Của người dân mưa nắng gội tháng ngày

Xin góp lòng gởi đến tận muôn nơi

Cho nhà máy vươn tầm cao ống khói


Ngói mới lợp, khoe sắc hồng đỏ chói

Khoảng trời xa, đàn én nhỏ chao mình

Lối mòn quen rộn bước chân trẻ nhỏ

Cô giáo hiền nhẹ bước giữa chiều xuân

(1984)
 
(Còn tiếp)

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

VideoClips: Khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1( Tỉnh Trà Vinh )



Ngày 19-9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 tại xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Đây là dự án do EVN làm chủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện 3 thuộc EVN chịu trách nhiệm quản lý dự án. Nhiệt điện Duyên Hải 1 gồm 2 tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.245MW (2x622,5MW), sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 7,2 tỷ kWh, được đấu nối với hệ thống điện quốc gia thông qua sân trạm 220kV/500kV. Tổng mức đầu tư dự án là 29.245,781 tỷ đồng, gồm 85% vốn thương mại của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, 15% vốn đối ứng của EVN. Nhà máy sẽ sử dụng nguồn than nội địa của Việt Nam với nhu cầu khoảng 3,5 triệu tấn/năm.

Dự kiến nhà máy sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 vào tháng 9-2014 và tổ máy số 2 vào tháng 11-2014, góp phần tăng cường năng lực cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và hệ thống điện cả nước nói chung.

Sau đây là những hình ảnh hiếm hoi trong thời khắc lịch sử - Khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 của Trần Điền Trà Vinh


Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

ĐÀI PT – TH TRÀ VINH MỞ THÊM CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO

“ MÁI ẤM TÌNH QUÊ

Đài PT – TH Trà Vinh (THTV) và tập Đoàn Mỹ Lan có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Long Đức – Thành phố Trà Vinh vừa khởi xướng và ký kết thoả thuận phối họp xây dựng chương trình phát thanh – truyền hình nhân đạo mang tên “Mái Ấm Tình Quê”

Mục đích chương trình phát thanh – truyền hình nhân đạo “Mái Ấm Tình Quê” nhằm để tăng thêm tính phong phú trong chương trình phát sóng hàng ngày của Đài PT - TH Trà Vinh. Vận động các Nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia làm việc thiện, chung vai cùng với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể trong tỉnh góp phần chia sẻ bớt những khó khăn, cực nhọc trong cuộc sống của người nghèo trong tỉnh Trà Vinh thông qua việc làm cất nhà tặng hộ nghèo trong tỉnh. Căn nhà tặng cho hộ nghẻo trong chương trình này được mang tên “Mái Ấm Tình Quê”.
Đây sẻ là chương trình phát thanh truyền hình nhân đạo thứ hai được đưa lên sóng đài phát thanh – truyền hình Trà Vinh. Chương trình “Địa chỉ nhân đạo” được đưa lên sóng Đài PT – TH Trà Vinh từ tháng 6/2006 đến nay đã qua gần 270 kỳ phát sóng. Hiện nay, mỗi tháng với 4 kỳ phát sóng, chương trình “Địa chỉ nhân đạo” trên sóng đài phát thanh – truyền hình Trà Vinh vận động hơn 800 nhà hão tâm trong và ngoài tỉnh quyên góp hơn 70 triệu đồng trao tận tay giúp đở cho 4 bệnh nhân nghẻo đứng trước hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu đến cùng cực. Chương trình “Địa chỉ nhân đạo” trên sóng Đài PT – TH Trà Vinh được Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh biểu dương khen thưởng.

Chương trình phát thanh – truyền hình nhân đạo “Mái Ấm Tình Quê” do Nhà báo Trần Điền biên tập và đạo diển chính và sẻ được phát thành định kỳ trên sóng đài PT – TH Trà Vinh từ tháng 1/2011.

Chúng ta hy vọng chương trình truyền hình nhân đạo “Mái Ấm Tình Quê” được phát trên sóng Đài PT – TH Trà Vinh những ngày tới đây sẻ nhận được sự quan tâm đồng thuận và lòng tâm quyết đồng hành của các Nhà hão tâm, của khán – thính giả xa gần trong và ngoài tỉnh nhằm chung vai chia xẻ bớt nổi nhọc nhằn của bà con nghèo tỉnh nhà.

Liên lạc chia xẻ thông tin với chương trình phát thanh – truyền hình nhân đạo “Mái Ấm Tình Quê”, quí vị và các ban liên hệ Phòng Thời sự - Đài PT – TH Trà Vinh. Điện thoại số 0743 852 459 hoặc Email maiamtinhquethtv@gmail.com.


Mái Ấm Tình Quê

( Viết cho Chương trình phát thanh – truyền hình nhân đạo
Mái Ấm Tình Quê – Đài PT – TH Trà Vinh )


Ở đời ai cũng muốn giàu sang
Cơ nhỡ nên lâm cảnh cơ hàn
Tháng năm mòn gót vì cơm áo
Mái ấm đơn sơ, khốn liệu toan

Chương trình “ Mái ấm …” giửa tình quê
Nối những vòng tay nhỏ chung kề
Là nơi nương tựa người cơ nhỡ
Sớm tối đi về ấm mái che

Chương trình “ Mái ấm ,,,” Đài Trà Vinh
Cánh sóng vươn xa nặng nghĩa tình
Hảo tâm tài trợ ! – Chung tay nhé !
Thắp cho người nghèo một niềm tin !

                                             14.9.2010
                                             Trần Điền


Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

VỀ DUYÊN HẢI


VỀ DUYÊN HẢI - NƠI ẤY  QUÊ MÌNH !

Này anh nhé!
- Cho được gọi quê em là Duyên Hải !
Nơi lâu rồi, em nghe anh nói:
Có muỗi nhiều, nước mặn với rừng sâu
Và người mẹ kính yêu xưa, mưa nắng dãi dầu
Dạy con khoét hầm sâu đo lòng chung thủy
Nuôi chí lớn bao lớp người đứng dậy
Dựng biển khơi thành chiến luỹ anh hùng
Mỗi độ Đông tàn, mang biển cả vào Xuân...
Đang rộn bước những đoàn quân vào trận mới
Đạp đầu sóng, tiếp bước những anh hùng đi tới !
Bắt gian nan đáp đền bằng của cải
Vui đón bước chân người, rừng, biển trổi khúc ca
Mỗi giọt mồ hôi rơi thấm mặn mà
Thành nhựa sống trên từng hạt cát
Và gởi cả tình em vào câu hát ...
Thuở ...lâu rồi, anh nhắc, lúc mình quen
Em có biết chăng, chốn rừng sâu Duyên Hải !
Bờ Ba Động bãi bồi xa xa mãi
Cho xóm làng lấn biển đón bình minh
Trả ơn người đất mặn, lúa trĩu bông (?)
Tàu cá nặng khoang, biển xanh rền tiếng máy
Nắng tháng ba đốt cháy da con gái
Muối Cồn Cù trắng mãi với thời gian
Lòng biển- lòng dân- Duyên Hải đẹp vô vàn
Trong khó khăn vẫn chói chan niềm hy vọng
Như nhiệt huyết tuổi xuân trong tim đang sôi bổng
Đảng chỉ lối nhìn: - Trải rộng thảm dừa xanh (?)
Chìa khoá biển khơi, Đảng trao cho mỗi chúng ta cầm !
Cứ vững bước- Dù phải vượt nhiều thử thách
Có lâu đài nào không xây từ mặt đất
Có hạnh phúc nào không chắt chiu bằng khó nhọc
Ta tin mình như tin ở thời gian
Lòng biển bao la như lòng của mẹ hiền
Từng con sóng vỗ lòng ta thổn thức
- Về Duyên Hải- chúng ta cùng chung bước
- Nơi ấy quê mình !
Niềm ao ước trong em !

Trần Điền
 
Tháng 12/1988

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Ba Má tôi !


          BA MÁ TÔI 

Trên mãnh đất này
Năm sáu mươi, Ba ngả xuống
Sau tiếng thét xé lòng:
- Tìm “Diệt Cộng “ à !- Sao bắn giết nhau chi ?
Cửa nhuộm máu Ba
Và, bọn lính làng ngang dọc, bước
Xóm nhỏ lạnh lùng, cô quạnh dõi người đi !

Từ đó thay Ba - Má tảo tần khuya sớm
Đòn gánh chai vai
Đường cát gót Má mòn
Hạt gạo củ khoai tiện tằn dành dụm
Đùm bọc con thơ, Má dầu dải lo tròn
Dù phải dầm mình trong bảo đạn, mưa bom ...

(Trích Thơ Trần Điền)


Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010

VẦNG MÂY TÓC MẸ

Đồng chí Chủ tịch Uỷ Ban trẻ trung
Với đôi bàn tay run run
Đón nhận danh hiệu anh hùng 
Cho quân dân cả xã

Người dự chật hội trường

Như có một giây ngừng thở

Rồi bổng dâng trào .. 
                                                       Nức nở tiếng vỗ tay
 
              Trên lễ đài cao uy nghi
              Bà mẹ Việt Nam anh hùng kéo khăn chậm mắt
              Mái tóc mẹ bay như vầng mây trắng
              Lồng lộng khoảng trời, chở che Tổ quốc

              Mái tóc từng gội đạn bom, nắng mưa một đời khó nhọc
              Mái tóc bao lần ....
              Rủ lên xác con ....
              Mà mẹ không còn giọt nước mắt nào để khóc
 
              Nay xã được phong anh hùng ....
              Tóc mẹ lộng trong cờ
 
              Ơi ! Mẹ Việt Nam anh hùng ...
              Con kính dâng mẹ, vầng thơ !

                                                                  Long Toàn, 30/11/1995

                                                                           TRẤN ĐIỀN

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Rực rỡ thời khắc lịch sử

Rực rở thời khắc lịch sử
Ảnh Trần Điền

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

Nơi ấy - Quê mình !

- Này anh nhé!
- Cho được gọi quê em là Duyên Hải !
Nơi lâu rồi, em nghe anh nói:
Có muỗi nhiều, nước mặn với rừng sâu
Và người mẹ kính yêu xưa, mưa nắng dãi dầu
Dạy con khoét hầm sâu đo lòng chung thủy
Nuôi chí lớn bao lớp người đứng dậy
Dựng biển khơi thành chiến luỹ anh hùng
Mỗi độ Đông tàn, mang biển cả vào Xuân...
Đang rộn bước những đoàn quân vào trận mới
Đạp đầu sóng, tiếp bước những anh hùng đi tới !
Bắt gian nan đáp đền bằng của cải
Vui đón bước chân người, rừng, biển trổi khúc ca
Mỗi giọt mồ hôi rơi thấm mặn mà
Thành nhựa sống trên từng hạt cát
Và gởi cả tình em vào câu hát ...
Thuở ...lâu rồi, anh nhắc, lúc mình quen
Em có biết chăng, chốn rừng sâu Duyên Hải !
Bờ Ba Động bãi bồi xa xa mãi
Cho xóm làng lấn biển đón bình minh
Trả ơn người đất mặn, lúa trĩu bông (?)
Tàu cá nặng khoang, biển xanh rền tiếng máy
Nắng tháng ba đốt cháy da con gái
Muối Cồn Cù trắng mãi với thời gian
Lòng biển- lòng dân- Duyên Hải đẹp vô vàn
Trong khó khăn vẫn chói chan niềm hy vọng
Như nhiệt huyết tuổi xuân trong tim đang sôi bổng
Đảng chỉ lối nhìn: - Trải rộng thảm dừa xanh (?)
Chìa khoá biển khơi, Đảng trao cho mỗi chúng ta cầm !
Cứ vững bước- Dù phải vượt nhiều thử thách
Có lâu đài nào không xây từ mặt đất
Có hạnh phúc nào không chắt chiu bằng khó nhọc
Ta tin mình như tin ở thời gian
Lòng biển bao la như lòng của mẹ hiền
Từng con sóng vỗ lòng ta náo nức
- Về Duyên Hải- chúng ta cùng chung bước
- Nơi ấy quê mình !
Niềm ao ước trong em !
Tháng 12/1988

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010



CHÀO BIỂN CẢ

Hình dáng quê tôi như con tàu
Căng buồm lộng gió dưới trời cao
Khoan thai cởi sóng - Chào biển cả !
Dào dạt trong long những khát khao !

(Thơ Trần Điền - Trích từ Lịch sử Đảng bộ huyện Duyên Hải)

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Gặp em trên đồng Muối

Muối Cồn Cù - Trà Vinh

Gặp em trên đồng Muối

Tháng ba nắng cháy da người
Trên đồng muối, em vẫn ngồi quay xa
Nước theo cánh quạt chảy qua
Bọt tung cuồn cuộn như là mây bay
Nắng tuôn lên mặt nước này
Kết thành hạt muối lắc lay xuống đồng
 Hỏi em : - Muối có mặn không ?   
 Em cười buông giọng trong trong bên đường:
Tình người vẫn mặn mà hơn
 Anh đi nhớ ghé quê Cồn của em
Ven rừng ríu rít tiếng chim
Biển trưa sóng vỗ triều lên gọi mùa
Trông trời khoan hãy đổ mưa
Để cho muối kịp vào mùa đông khuôn
Da em dù có đen hơn
Miễn sao hạt muối ngày thêm nặng đồng
 Ngắm đồng muối trắng mênh mông
Thương em gội nắng mấy lần bỏng da
Làm nên hạt muối trắng ngà
Để ai cũng được mặn mà tình em !

Tháng 4/1982

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Ngày 24/4/2010: Cầu Cần Thơ nối đôi bờ sông Hậu

Phà Cần Thơ sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử
 98 năm đưa rước khách qua sông Hậu
Ảnh: Trần Điền

Phà Cần Thơ - Chuyến cuối cùng chiều ngày 23/4/2010
Ảnh: Trần Điền
Cầu Cần Thơ lung linh ánh điện tối 23/4/2010
Ảnh: Trần Điền


Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Đây là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á. Và là công trình lớn nhất trên Quốc lộ 1, được khởi công xây dựng ngày 25/09/2004

Toàn tuyến dự án Cầu Cần Thơ dài 15,85 km với điểm khởi đầu tại Km 2061 trên Quốc lộ 1 thuộc huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, đi tránh Quốc lộ 1 và thành phố Cần Thơ, vượt qua sông Hậu ở cách bến phà hiện hữu về phía hạ lưu 3,2 km, nối trở lại Quốc lộ 1 tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng, Cần Thơ.

Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).

Dự án được chia thành 3 gói thầu:

Gói thầu 1 là đoạn đường dẫn phía Vĩnh Long dài 5,41 km trong đó có 4 cầu qua kênh Trà Và lớn, Trà Và nhỏ, sông Trà Ôn và vượt Quốc lộ 54. Gói thầu này do Liên doanh Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty 6, Tổng Công ty 8 thi công trong 42 tháng.

Gói thầu 2 là cầu chính. Tổng chiều dài cầu chính là 2,75 km.

o Gói thầu này do Liên doanh 3 nhà thầu Nhật Bản là các tập đoàn Taisei, Kajima và Nippon Steel thi công trong 50 tháng.

Gói thầu 3 là đoạn đường dẫn phía Cần Thơ dài 7,69 km trong đó có 6 cầu qua kênh Cái Tắc, kênh Cái Da, kênh Ap Mỹ, kênh Cái Nai, sông Cái Răng và vượt Quốc lộ 91B. Gói thầu này do nhà thầu Tổng công ty xây dựng Trung Quốc thi công trong 45 tháng.

Khổ cầu rộng 23,1m trong đó có bốn làn xe, mỗi làn 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Tốc độ thiết kế cho xe lưu thông là 80 km/giờ, qua các khu dân cư 60km/g.
Cầu Cần Thơ được khánh thành vào lúc 09h30 sáng ngày 24/04/2010.

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Một góc chiến trường ngày ấy tôi qua !


Rời hàng quân, anh nghiêm trang bước tới
Tiếng người chỉ huy- Rắn rỏi đường hoàng
- Đây; Trận cuối cùng, lịch sử sang trang!
- Tôi xin nhận trọng trách vinh quang đó!

Trời Đại Phước quân kỳ reo trong gió
Sông Ba Trường sóng nước vội dâng đầy
Những dòng người dồn dập đổ về đây
Chiếm điểm X, đúng giờ G - đã hẹn

Tay lần gậy, mắt mẹ già rực sáng
Trán nhăn nheo, miệng bỏm bẻm nhai trầu
Nghe dậy lòng, hoà nhịp khúc quân reo
Trông đàn cháu cho cả nhà vào trận

Khuấy sóng nước, mái dầm bơi tấp nập
Xuồng nối xuồng, chen chật khoảng sông dài
Dồn căm hờn vào trận đánh hôm nay
Trút bão lửa xuống đầu quân man rợ

Khắp các ngã, bước quân đi như gió
Vờn dưới mây, sắc biếc mũ tai bèo
Pháo ngàn cân, phồng vai người lính trẻ
Cô dân công vác đạn nặng, vượt theo

- Vội quá đi anh, mình chia tay nhé
- Sau giờ G tâm sự sẽ nhiều hơn
- Quê biển bây giờ, chắc mẹ đang trông
- Nhà em đó, chiến thắng về nhớ ghé

Chiếc băng đỏ , sáng lòng người tự vệ
Mỏi mắt chờ giây phút hợp đồng nhau
Cô học sinh, quyển sách gấp vội vào
Sân trường nhỏ, cháy rực màu cánh phượng
Hướng điểm X- Năm cánh quân- đúng hẹn
Dội pháo gầm, đồng loạt thét xung phong
Xác quân thù gục đổ dưới chân anh
Vòng vây khép dưới ngàn xanh sắc lá

Người lớp lớp, lao ra tràn đường phố
Được hả lòng bao năm tháng đợi mong
Dòng nước mắt chan cái hôn, rất vội
Cả Trà Vinh rợp nắng sắc cờ hồng

Dòng thác người miên man cuồn cuộn dậy
Vạn nguỵ quân run rẫy bỏ súng hàng
- Chiến thắng rồi- Cả nước bật hô vang
- “ Ba mươi tháng tư bảy lăm"
- Huy hoàng trang sử mới

Cờ đỏ bay lộng trời xanh chói lọi
Đổi thay đời đất nước gọi sang xuân
Vinh quang này muôn thuở liệt oanh
Xin trước hết được kính dâng lên Đảng

Và mãi mãi ghi ơn người ngả xuống
Nối nhịp cầu chiến thắng đón ta qua !

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

HÔM NAY (14.4.2010)
ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ VÀO NĂM MỚI
CHÔL CHNAM THMAY

Hàng năm, sau tết nguyên đán, vào trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh Nam bộ Việt Nam tổ chức đón Tết Chôl Chnăm Thmây – Từ này dịch theo tiếng Khmer tức là Vào năm mới – Đây là tết chịu tuổi của đồng bào dân tộc Khmer. Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2010 diễn ra trong 3 ngày 14, 15 và 16/4.
Trong những ngày này, mọi công việc ruộng rẫy bà con đều dừng lại để mọi người được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Vào dịp này, con cháu dù ở xa xôi đến đâu cũng trở về để sum họp cùng gia đình trong ba ngày Tết.
Ngày tết đầu tiên ( 14/4 dương lịch), mọi người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, mang theo nhang đèn, lễ vật đi chùa. Ở chùa, sẽ tổ chức tụng kinh, rắc nước có hương thơm ở một số nơi nhằm tiễn đưa vị thần năm cũ, xua đuổi tà ma, tẩy rửa điều xui xẻo của năm cũ, đồng thời cũng là cách làm trong sạch về mặt tinh thần để đón vị thần năm mới. Tại gia đình, các bậc con cháu tổ chức đi thăm và dâng quà, bánh trái cho ông bà, cha mẹ, người thân hoặc những người có ân đức với mình.
Sang ngày thứ hai, đồng bào tổ chức nghi thức rước năm mới. Đầu tiên là rước Mahasoongkran (tức là cuốn đại nông lịch Khmer). Dẫn đầu đoàn rước là chằn mang mặt nạ oai vệ tay cầm gậy múa mở đường, theo sau là đội trống Chhay dăm hoặc dàn nhạc ngũ âm. Sau khi đoàn rước đi ba vòng quanh ngôi chùa chính, bà con phật tử sẽ vào chính điện cùng tụng kinh để đón chờ vị thần năm mới. Riêng lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi thì tổ chức các trò vui chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt đập nồi, nhảy bao, đánh bóng hay các tiết mục văn nghệ như: Rom vong, hát aday đối đáp, chơi chhay dăm hay xem rô băm, dù kê, phim ảnh…Cũng trong ngày này, bà con còn tổ chức lễ đắp núi cát hoặc núi lúa xung quanh ngôi chính điện để cầu ước cho năm mới trở nên giàu có, của cải chất cao như núi. Tất cả các nghi lễ này đều được các thế hệ lưu truyền và gìn giữ, theo Phật giáo gọi là Anisoong pun phnum khsách (phúc duyên đắp cát).
Sang ngày tết thứ ba, sau khi dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư, bà con mang nước ướp hương thơm cùng nhang đèn đến đền thờ Phật làm lễ tắm tượng Phật và sư sãi cao niên. Ở gia đình cũng tổ chức tắm rửa cho ông bà, cha mẹ và thay bộ quần áo mới do con cái dâng tặng. Việc tắm rửa này sẽ giúp tẩy rửa bụi trần của năm cũ và chúc phúc, chúc thọ cho người lớn tuổi. Bên cạnh đó, các nghi lễ cầu siêu cho vong linh người quá cố cũng được tiến hành trang trọng tại nghĩa trang và gia đình.
Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ thể hiện quan niệm của người Khmer về chu kỳ vận chuyển của tạo hóa, lấy mùa mưa làm mốc để đánh dấu thời gian mà còn nhằm giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, đoàn kết gắn bó chặt chẽ với cộng đồng. Tết Chôl Chnăm Thmây còn là dịp để đồng bào dân tộc Khmer gửi gắm ước mơ hạnh phúc, ý thức hướng thiện và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và những người có công lao với dân tộc, đất nước
Ở miền Tây Nam bộ có khoảng 1,3 triệu đồng bào  dân tộc Khmer..

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010




Từ 1/5/2010

Hàng tháng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được trợ cấp 1.376.000đ và phụ cấp 646.000đ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, tất cả các mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với từng đối tượng người có công đều sẽ tăng so với quy định cũ tại Nghị định 38/2009/NĐ-CP.

Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng

Cụ thể, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thuộc diện thoát ly được hưởng mức trợ cấp là 861.000 đ/tháng (trước là 767.000đ) và hưởng thêm phụ cấp 146.000 đ/thâm niên (trước là 130.000đ); diện không thoát ly là 1.462.000đ/tháng (trước là 1.302.000 đ). Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần được trợ cấp tiền tuất 770.000đ/tháng (trước 685.000đ) và trợ cấp tuất nuôi dưỡng 1.291.000đ/tháng (trước 1.150.000 đ).

Thân nhân liệt sĩ được trợ cấp hàng tháng từ 770.000đ - 1.376.000đ/tháng (trước 685.000 đ - 1.225.000đ); Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến được trợ cấp 646.000đ/tháng (trước là 575.000đ); Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngoài trợ cấp 1.376.000đ/tháng (trước là 1.225.000đ) còn được hưởng mức phụ cấp 646.000đ/tháng (trước là 575.000đ).

Ngoài ra, Nghị định quy định chi tiết mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với một số thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng và trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú với mức thấp nhất là 387.000 đ/tháng và cao nhất là 1.963.000 đ/tháng.

Trợ cấp ưu đãi 1 lần tăng tương ứng theo mức chuẩn

Mức trợ cấp ưu đãi 1 lần đối với các đối tượng có công tuy vẫn giữ nguyên như quy định cũ, nhưng do mức chuẩn tăng nên mức trợ cấp cụ thể cũng tăng tương ứng.

Cụ thể, mức trợ cấp đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 1/1/1995; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động động trong kháng chiến được truy tặng là 20 lần mức chuẩn, tương ứng 15.400.000đ.

Các trường hợp bị thương suy giảm lao động từ 5%-20% được hưởng mức trợ cấp từ 4-8 lần mức chuẩn. Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày, tùy vào thời gian bị địch bắt từ dưới 1 năm đến trên 10 năm, mức trợ cấp tương ứng từ 500.000đ - 2.500.000đ...

Tăng trợ cấp thương tật đối với thương binh

Nghị định mới cũng quy định tăng mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Tùy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, mức trợ cấp tối thiểu là 519.000đ, cao nhất là 2.471.000đ (quy định cũ là từ 462.000đ - 2.200.000đ). Đối với thương binh loại B, mức trợ cấp thương tật mới sẽ áp dụng là từ 429.000đ - 2.044.000đ.( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ).

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

HOA TẾT



Sắc Xuân 2010 - Ảnh Trần Điền

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

CẦU LÁNG CHIM TRÀ VINH

Cầu được khởi công xây dựng tháng 5/2004
Nhưng do gặp khó khăn về tài chính và kỷ thuật nên gần 6 năm
xây dựng đến nay cầu vẫn chưa xong. Ảnh chụp ngày 31/3/2010

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

QUA ĐÒ TÀ NỊ
( Long Vĩnh - Định An - Trà Vinh)


Nguy hiểm quá ! Không ai mặc áo phao khi xuống đò cả !

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

ĐI XEM DIỄN TẬP PHÒNG TRÁNH BẢO LỤT
TẠI XÃ HIỆP THẠNH - DUYÊN HẢI - TRÀ VINH
(Ngày 22/7/2009)

Người đi xem chật trên đường


Người đi xem đầy bờ biển


Người nước ngoài cũng đến Trà Vinh xem diễn tập


Lần đầu tiên người dân Trà Vinh thấy trực thăng cứu hộ


Hàng ngàn đôi mắt nhìn vào một điểm